I. MÔ TẢ CHƯƠNG 1:
TƯ DUY
PHẢN BIỆN LÀ GÌ ?
- Tư duy phản biện được
xây dựng dựa trên những lý tưởng trí tuệ phổ quát, bao gồm: sự rõ ràng, đúng
đắn, chính xác, nhất quán, phù hợp, bằng chứng vững chắc, lập luận xuất sắc,
sâu sắc và công bằng. Điều này đòi hỏi phải xem xét lại những yếu tố tư duy tiềm
ẩn trong mọi lập luận: vấn đề, mục đích, giả định, hậu quả và ý nghĩa, hệ quy
chiếu,...
- Chương 1 là chương nhập
môn, ở đó ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm tư duy và tư duy phản biện: các tiểu
chuẩn của tư duy phản biện và vai trò của tư duy phản biện.
- Cụ thể hơn là tìm hiểu
về các cách tiếp cận định nghĩa tư duy phản biện, các đặc điểm, thành phần và
tiêu chuẩn của tư duy phản biện, từ đó sẽ thấy được lợi ích và vai trò của tư duy phản biện đi cùng với
những thách thức và rào cản đối với chúng.
II. CẢM NHẬN:
- Thực ra, môn tư duy phản biện nó vẫn
hiện hữu trong đời sống hằng ngày mà ta không nhận thức sâu xa về nó và chưa thể
sử dụng một cách chính xác. Sau khi được giới thiệu và tìm hiểu qua chương 1,
tôi đã phần nào được định hình và định nghĩa một cách đúng đắn về môn TDPB. Khi
đã nắm bắt được những điều trên qua các bài học và các hoạt động thực tiễn, tôi
càng nhận thức thêm về vai trò và tầm quan trọng của môn học này, nó mang đến
những kiến thức bổ ích có thể áp dụng một cách trực tiếp và triệt để vào các
bài học, phục vụ cho đời sống. Điều đó mang lại cho tôi một sự thú vị không nhỏ
về môn học này.
III. ĐÁNH GIÁ:
- Nhìn một cách tổng quan,
chương 1 mang đến cho tôi các khái niệm cơ bản, định nghĩa ,tiêu chuẩn và vai
trò của TDPB. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng tư duy phản biện là
một kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần phát triển để có thể đối mặt và giải
quyết các vấn đề một cách hiệu quả và triệt để trong thế giới ngày càng phức
tạp hiện nay. Khả năng phân tích chuyên sâu, đánh giá thông tin một cách chính
xác và khách quan, cũng như sẵn lòng tiếp nhận và xem xét các quan điểm khác
biệt, là cơ sở để phát triển suy nghĩ độc lập và sáng tạo.
IV. PHÂN TÍCH:
- Chương 1 mang lại cho
chúng ta những kiến thức nền tảng thiết yếu. Từ đó, ta có thêm một vài luận cứ,
luận điểm nhất định nhằm mục đích phục vụ cho tư duy phản biện và cũng như là để
hoàn thành các chương còn lại của môn học.
- Vô hình chung chương này
sẽ khiến các bạn cảm thấy nhàm chán và khô khan vì nó chứa khá nhiều nội dung
mang tính trừu tượng, một chút khó hiểu về nhận định và định nghĩa của một số
triết gia.
V. KẾT LUẬN:
- Tư duy phản biện không
chỉ là một kỹ năng cần thiết cho sự thành công cá nhân mà còn là nền tảng để
xây dựng một xã hội lành mạnh, công bằng và tiến bộ. Bằng cách hình thành ý
tưởng và sau đó tìm cách biến ý tưởng đó thành hiện thực thông qua quá trình phản
biện kỹ lưỡng và có hệ thống, chúng ta có thể đảm bảo rằng các quyết định và
sáng kiến của mình được xây dựng trên nền tảng vững chắc của lý trí và kiến
thức.
VI. HÀNH ĐỘNG:
- Nhận thức một cách đúng
đắn về vai trò và tầm quan trọng của TDPB trong quá trình học tập và thực tiễn.
- Cần trau dồi luyện tập
thêm về kỹ năng lập luận.
- Không ngừng cập nhật về
xu hướng, tránh những lối tư duy quá truyền thống và lệch lạc.
0 Nhận xét