BÀI TẬP CÁ NHÂN:

Floating House: Ngôi nhà “nổi” ở Thủ Đức có gần 70% diện tích sàn ngoài trời 

----------

Ngôi nhà được tọa lạc trên một khu vườn rộng có nhiều loài cây nhiệt đới tại Thủ Đức, ngoại thành TP.HCM. Gần 70% diện tích sàn là không gian ngoài trời. Bầu không khí tại ngôi nhà này luôn thoáng mát. Thiết kế nhà đáp ứng lối sống năng động, tận dụng các không gian sống ngoài trời rất phổ biến tại Việt Nam và các nước khu vực nhiệt đới.


1. Thông tin công trình:
Tên dự án: Floating House in Thu Duc
Thời gian xây dựng: 11/2020 – 8/2022
Vị trí: Thành phố Thủ Đức, Việt Nam
Công ty kiến trúc: SDA (Sanuki Daisuke Architects)
120A Trần Kế Xương, phường 7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Kiến trúc sư: Sanuki Daisuke, Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc
Kỹ sư kết cấu: Công ty TNHH Thiết kế Xây dựng Thành Công
Kỹ sư MEP: Trịnh Văn Tâm
Nhà thầu: Coppha Builders Construction Co., LTD (Phạm Hữu Hoàng)
Diện tích khu đất / Diện tích xây dựng: 500m2 / 137m2
Tổng diện tích sàn: 325m2 (Nội thất/100m2, Ngoại thất/ 225m2)
Chiều cao công trình: 9.1m, 2 tầng
2. Đối tượng sử dụng:

- Ngôi nhà được thiết kế để phù hợp đến nhu cầu sử dụng cho nững cặp đôi, cặp vơ chồng muốn được tận hưởng cảm giác gần gũi với không gian ngoài trời rộng mở, quang cảnh thiên nhiên sông suối đầy mơ mộng tráng lệ cũng như là được chìm đắm trong không khí đầy nắng và gió nhưng không kém phần thoáng mát và thanh bình giữa chốn Thủ Đức náo nhiệt này. 
  
3. Cơ cấu công trình:

- Được xây dựng ở vùng ngoại ô, khu đất có một mảnh vườn rộng và đẹp với các loài cây nhiệt đới, tuy nhiên khu vườn thường bị ngập nước vài lần trong năm vì gần đó có một con sông lớn. Do đó, các căn nhà xung quanh thường có sàn tầng 1 cao hơn 80cm so với mặt đường và công trình này cũng không phải ngoại lệ khi khách hàng yêu cầu sàn tầng 1 của ngôi nhà cần nâng cao hơn mặt đường 1m. Đồng thời, khách hàng mong đợi một ngôi nhà mở với khu vườn xinh đẹp tận hưởng tầm nhìn ra dòng sông chảy gần đó, để khách hàng có cảm giác gần gũi với thiên nhiên. 

                     
    Ngôi nhà nằm trong khu vực dễ ngập                         Gia chủ cũng mong muốn có một
           bởi gần đó có một con sông                                   ngôi nhà mở để tận hưởng vẻ đẹp                                                                                                                                         của tự nhiên

- Tận dụng lợi thế với đặc thù vùng đất hay bị ngập nước của Việt Nam, nhóm thiết kế đã đề xuất phương án công trình được cấu thành từ ba tấm sàn nổi trên mặt đất. Các tấm sàn có hình dạng khác nhau ở tầng trên và tầng dưới, khoảng không giữa tầng trên và tầng dưới tạo nên sự đa dạng về không gian cả trong nhà và ngoài trời. Từng tấm sàn vươn ra về phía khu vườn bằng công xôn theo nhiều hướng khác nhau và đóng vai trò như một mái hiên hoặc không gian sinh hoạt ngoài trời khác, cũng như che mưa và nắng cho các không gian mở và cầu thang ngoài trời. Ba tấm sàn kết nối với tất cả các không gian ngoài trời, bao gồm cả tầng thượng, bằng một hệ cầu thang ngoài trời độc lập tách biệt với cầu thang bên trong. Nói cách khác, tất cả sự lưu thông diễn ra liên tục ở không gian ngoài trời mà không cần phải vào bên trong nhà.

Để giải quyết bài toán đặt ra, KTS đã đề xuất phương án công trình sẽ được cấu thành từ 3 tấm sàn nổi



Mỗi tấm sàn tương ứng với một tầng phục vụ nhu cầu của gia đình
- Ngôi nhà có đầy đủ những căn phòng mang lại những tiện nghi thiết yếu bao gồm:
* 1 phòng ngủ master giành cho cặp đôi với sự lưu thông ra ngoài không gian ngoài trời tạo sự thông thoáng, dễ chịu.

         


* 2 nhà vệ sinh ( trong đó 1 WC có tích hợp cả khu vực phòng tắm):

* Khu vục sân thượng rộng rãi thích hợp cho việc vui chơi, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên thơ mộng.

      
   

        

* Khu vực phòng khách được kết hợp với khu vực ăn uống được bố trí trên lầu 2. Tận dụng không gian mở của căn nhà giúp cho trái nghiệm của người dùng ngày một nâng tầm hơn.

           

* Khu bếp được trang trí công phu, bắt mắt, nối liền với khu vực ăn uống và phòng khách giúp tạo nên bầu không khí sôi động giữ nững cặp đôi với nhau

         

* Khu vực ban công ngoài trời thích hợp cho việc hoạt động vui chơi, trò chuyện, ăn uống, ...

          

* Khu vực sân thượng trên gác mái với 1 khoảng không gian rộng lớn rất thích hợp cho việc ngắm quan cảnh thành phố, làm BBQ, ...

  
       

- Ngoài ra, xung quanh căn nhà được bao phủ bởi những hàng cây xanh, thảm cỏ xanh mướt góp phần tạo nên bầu không khí gần gủi với thiên nhiên và môi trường.



4. Cơ cấu tổ chức không gian mặt bằng:

- Ngôi nhà được thiết kế với mục đích chính là giúp mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho người ở nên ngôi nhà đã được thiết kế thành 3 tầng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu và tiện nghi cho người ở.


Vị trí của công trình
Mặt bằng tầng trệt

- Mặt bằng tầng trệt bao gồm 1 khu đỗ xe; 1 khu giặt giũ; 1 lối vào chính; 1 phòng ngủ chính; 1 khu vực chứa tủ đựng quần áo; 1 nhà vệ sinh tishc hợp với phòng tắm và 1 sân thượng cạnh phòng ngủ.
Mặt bằng tầng 2

- Mặt bằng tầng 2 bao gồm 1 khu vực nhà khách tích hợp với khu vực ăn uống; 1 khu bếp; 1 nhà vệ sinh và 1 khu vực ăn uống ngoài trời.

 Mặt bằng tầng mái

- Mặt bằng tầng mái chỉ có 1 khu vực sân thượng trên mái; 1 khu vực BBQ và 1 phòng chứa các thiết bị liên quan đến làm mát, lò sưởi, ...

Mặt cắt đứng của ngôi nhà

5. Hình thức kiến trúc:
- The Floating House được thiết kế theo phong cách mở giúp tăng thêm nét đặc sắc cho ngôi nhà, tập trung vào các thiết kế cho cuộc sống ấm cúng, hài hòa với thiên nhiên. Chính xác, hơn 70% diện tích ngôi nhà được mở ra để đón không khí trong lành và ánh sáng tự nhiên vào. ban ngày, một không gian sống ngoài trời được thiết kế hợp lý mang lại niềm vui cho ngôi nhà. Được tập trung vào cuộc sống năng động ngoài trời ở Việt Nam, với khung và thiết kế kết cấu mới để hiện thực hóa điều đó.

Ngôi nhà vào ban ngày

Ngôi nhà vào ban đêm

- KTS Sanuki Daisuke muốn thử thách giải pháp mới cho phương thức xây dựng khung bê tông truyền thống của Việt Nam. Nỗ lực này dựa trên ý tưởng về một tấm sàn sườn vươn ra dưới dạng công xôn với các hệ cột với tiết diện rất nhỏ để đỡ nó. Các cột có kích thước tối thiểu là 300 x 150 mm và chiều rộng dầm của tầng hai là 150mm theo dạng khung sườn, làm cho độ dày của bản sàn trông cực kỳ nhỏ. Điều này tạo ra một thiết kế nhẹ nhàng trong đó không gian trong và ngoài nhà được kết nối liên tục và tấm sàn trông như nổi lơ lửng giữa không trung.

                       
Nhóm thiết kế đã sử dụng các cột bê tông để ‘nối’ các tấm sàn
- Ý tưởng nhằm mục đích đóng góp cho giải pháp kết cấu khung bê tông, được sử dụng rộng rãi khắp Đông Nam Á do chi phí và kỹ thuật xây dựng dễ dàng, đồng thời tuân theo hình thức và phương pháp sẵn có mà không sử dụng bất kỳ kỹ thuật đặc biệt nào. 
       

Ngay từ lối vào ta có thể tiếp cận được nhiều khu vực khác nhau của căn nhà


Phòng ngủ được lát sàn gỗ thân thiện với thiên nhiên
cũng như là tăng tính thẩm mĩ 
- Tính cả tầng thượng, gần 70% diện tích sàn của ngôi nhà này là ngoài trời. Hơn nữa, khi cửa xếp được mở ra, hầu hết không gian đều thuộc về không gian ngoài trời ngoại trừ khối hộp phòng tắm. Ngay cả trong những ngày nắng nóng, khi gió thổi qua không gian mở gặp trời mưa, không khí được làm mát ngay lập tức nhờ nhiệt hóa hơi. Cùng với không gian ngoài trời rộng mở của Việt Nam, đây là một nơi cư trú nhiệt đới, nơi con người luôn có thể cảm nhận được thiên nhiên. 

       




Nhóm thiết kế đã quyết định sử dụng những cửa kính thay vì tường nên dễ dàng tiếp cận không gian bên ngoài. Hầu hết các không gian đều thuộc về ngoài trời giúp gia chủ tận hưởng trọn vẹn không khí trong lành nơi đây

6. Ưu và nhược điểm thiết kế:

a) Ưu điểm:

- Khả năng chống ngập lụt:

Thiết kế "floating house" giúp nhà có thể nổi trên mặt nước, giảm thiểu nguy cơ hư hại do ngập lụt, đặc biệt hữu ích ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lũ.

- Tiết kiệm không gian:

Nhà nổi có thể tận dụng được các không gian mặt nước, giúp tiết kiệm đất xây dựng và tạo ra không gian sống mới mà không cần phá hoại môi trường tự nhiên.

- Thân thiện với môi trường:

Việc sử dụng vật liệu tái chế và thiết kế tận dụng ánh sáng tự nhiên có thể làm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Tính linh hoạt cao:

Nhà nổi có thể di chuyển đến các địa điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng như nhà ở, quán cà phê, nhà hàng hoặc trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

- Phong cách thiết kế độc đáo:

Với thiết kế hiện đại và sáng tạo, nhà nổi có thể trở thành một điểm nhấn kiến trúc, thu hút sự chú ý và tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho khu vực.


b) Nhược điểm:

- Chi phí xây dựng cao:

Việc xây dựng một ngôi nhà nổi đòi hỏi công nghệ và vật liệu đặc biệt, do đó chi phí xây dựng có thể cao hơn so với nhà truyền thống.

- Yêu cầu bảo trì phức tạp:

Nhà nổi cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn và bền vững trước tác động của môi trường nước, đặc biệt là chống rỉ sét và hư hại kết cấu.

- Khả năng chịu tải hạn chế:

Thiết kế nhà nổi thường có giới hạn về tải trọng, do đó không thể chứa nhiều vật nặng hoặc xây dựng thêm các tầng trên cao.

- Ảnh hưởng của thời tiết:

Các yếu tố thời tiết như gió lớn, bão và sóng mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn của nhà nổi.

- Hệ thống tiện ích phức tạp:

Việc lắp đặt và duy trì các hệ thống tiện ích như điện, nước, xử lý nước thải trên nhà nổi có thể gặp nhiều khó khăn và yêu cầu kỹ thuật cao.

0 Nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đến trang blog của tôi nhé!

Contact